Sáng 30/10, nhiều người thân trong gia đình nạn nhân và người dân trong xóm đã đến chia buồn trong tang lễ của bà cụ Cao Thị Tuyết (62 tuổi)- nạn nhân xấu số trong cơn bão vừa qua tại nhà văn hóa tổ dân phố Lâm Sơn, thị trấn Quất Lâm, huyện Giao Thủy, Nam Định.
Tai họa ập xuống
Cơn bão số 8 vừa quét qua xóm nghèo. Một ngày sau, người dân nơi đây vẫn chưa hết bàng hoàng vì cơn bão mạnh ập đến chóng vánh và sức tàn phá ghê gớm của nó. Chỉ sau một đêm, nhà cửa, cây cối, vườn tược biến thành một đống hoang tàn đổ nát.
Đau xót hơn cả là số phận bà cụ Cao Thị Tuyết (62 tuổi, thị trấn Quất Lâm, huyện Giao Thủy, Nam Định) đã bị vùi lấp, chết thảm khi căn nhà đổ sập trong đêm vừa lúc cơn bão ập đến.
Căn nhà của bà cụ Cao Thị Tuyết bị gió bão đánh sập
"Đêm hôm ấy, gió giật ầm ầm. Mãi đến 6h sáng hôm sau mới biết tin nhà bà cụ bị bão cuốn sập” - bà Cao Thị Sĩ (59 tuổi), sống sát cạnh nhà cụ Tuyết kể lại.
Hốt hoảng vì bà cụ sống đơn thân một mình, người dân trong xóm nhốn nháo đi tìm gọi xem bà có trú ẩn ở đâu không nhưng tìm mãi không thấy tin tức gì, lúc đó mới biết bà cụ bị vùi lấp trong đống đổ nát của căn nhà.
Phải mất gần một giờ đồng hồ hàng chục người đào bới, lật tung trong đống ngổn ngang cột nhà, rơm rạ, chăn màn, bát đũa… mới tìm thấy và vội vàng hô hoán đưa thi thể bà cụ ra khỏi căn nhà bị đổ sập.
"Tìm thấy thi thể bà cụ trong tư thế ngồi bất động, chân sõng xoài dưới đất, còn đang đi ủng, người còn mặc áo mưa, 2 tay đang giơ lên cố để chống đỡ căn nhà sập xuống nhưng sức yếu làm sao đỡ nổi” - bà Sĩ kể đau xót kể lại.
Cơ cực đời bà cụ đơn thân
Ngay sáng hôm sau nhận được điện thoại báo tin, cả mấy người thân, anh em trong gia đình tất tả bắt xe từ Sài Gòn về tổ chức lễ an táng cho bà cụ xấu số.
Anh Cao Văn Chính- em ruột bà cụ, hiện đang làm thuê kiếm sống trong Sài Gòn như “chết lặng người” khi biết chuyện, trông vẻ mặt phờ phạc, thất thần vì xót thương cuộc đời người chị vốn nhiều cơ cực.
Bà cụ là con cả trong gia đình có 3 chị em, bố mẹ thân sinh ra đã mất từ lâu vì bệnh tật hiểm nghèo. Đứa em út là Cao Thanh Kiêm đi bộ đội là bệnh binh vào Sài Gòn sinh sống đã mất cách đây hơn chục năm.
Ngoài này, cả gia đình người thân chỉ còn một mình bà cụ không chồng, không con sống đơn thân một mình trong căn nhà xập xệ tuềnh toàng cuối xóm.
Một mình bà cụ trong căn nhà ọp ẹp đã không chống đỡ nổi với gió bão
Căn nhà này, gọi tạm là nhà, chứ thuộc vào diện xập xệ, tồi tàn, cũ kĩ nhất cái xóm nghèo Lâm Sơn. Căn nhà 3 gian, lợp sơ sài bằng rơm rạ, tường trát tạm bằng vách đất nhộn nhạo rơm bùn, từ thời ông bà cụ thân sinh còn sống để lại.
Qua mấy mùa mưa bão, căn nhà đã xiêu vẹo, nứt ngang, nứt dọc không còn đủ sức chống đỡ khi cơn bão bất ngờ ập xuống.
Hay tin dữ, người dân xóm nghèo vô cùng xót xa cho số phận nghiệt ngã của bà cụ đơn thân xấu số.
“Thương bà cụ quá. Cả đời sống khổ, chết cũng khổ.”- Một người dân trong xóm thở dài thương xót.
Quanh năm, bà cụ chỉ biết bám víu vào mấy sào rau để bán kiếm tiền mưu sinh, ngoài ra có khoản trợ cấp gần 200 ngàn của trợ cấp cho hoàn cảnh khó khăn, đơn thân không nơi nương tựa của chính quyền.
Sáng hôm ấy, nhiều người trong xóm vẫn còn thấy bà đi bán rau. “Chiều bão về, bà cụ sang nhà tôi ngồi một lát nhưng được một lúc vì lo lắng bà cụ lại về nhà, bảo về để chống bão. Không may đêm bão ập về mạnh quá, bà cụ đã gặp nạn. Nếu ở lại thì đâu nên nông nỗi này” - anh Cơ, người hàng xóm thở dài kể lại.
Tai họa ập xuống
Cơn bão số 8 vừa quét qua xóm nghèo. Một ngày sau, người dân nơi đây vẫn chưa hết bàng hoàng vì cơn bão mạnh ập đến chóng vánh và sức tàn phá ghê gớm của nó. Chỉ sau một đêm, nhà cửa, cây cối, vườn tược biến thành một đống hoang tàn đổ nát.
Đau xót hơn cả là số phận bà cụ Cao Thị Tuyết (62 tuổi, thị trấn Quất Lâm, huyện Giao Thủy, Nam Định) đã bị vùi lấp, chết thảm khi căn nhà đổ sập trong đêm vừa lúc cơn bão ập đến.
Căn nhà của bà cụ Cao Thị Tuyết bị gió bão đánh sập
"Đêm hôm ấy, gió giật ầm ầm. Mãi đến 6h sáng hôm sau mới biết tin nhà bà cụ bị bão cuốn sập” - bà Cao Thị Sĩ (59 tuổi), sống sát cạnh nhà cụ Tuyết kể lại.
Hốt hoảng vì bà cụ sống đơn thân một mình, người dân trong xóm nhốn nháo đi tìm gọi xem bà có trú ẩn ở đâu không nhưng tìm mãi không thấy tin tức gì, lúc đó mới biết bà cụ bị vùi lấp trong đống đổ nát của căn nhà.
Phải mất gần một giờ đồng hồ hàng chục người đào bới, lật tung trong đống ngổn ngang cột nhà, rơm rạ, chăn màn, bát đũa… mới tìm thấy và vội vàng hô hoán đưa thi thể bà cụ ra khỏi căn nhà bị đổ sập.
"Tìm thấy thi thể bà cụ trong tư thế ngồi bất động, chân sõng xoài dưới đất, còn đang đi ủng, người còn mặc áo mưa, 2 tay đang giơ lên cố để chống đỡ căn nhà sập xuống nhưng sức yếu làm sao đỡ nổi” - bà Sĩ kể đau xót kể lại.
Cơ cực đời bà cụ đơn thân
Ngay sáng hôm sau nhận được điện thoại báo tin, cả mấy người thân, anh em trong gia đình tất tả bắt xe từ Sài Gòn về tổ chức lễ an táng cho bà cụ xấu số.
Anh Cao Văn Chính- em ruột bà cụ, hiện đang làm thuê kiếm sống trong Sài Gòn như “chết lặng người” khi biết chuyện, trông vẻ mặt phờ phạc, thất thần vì xót thương cuộc đời người chị vốn nhiều cơ cực.
Bà cụ là con cả trong gia đình có 3 chị em, bố mẹ thân sinh ra đã mất từ lâu vì bệnh tật hiểm nghèo. Đứa em út là Cao Thanh Kiêm đi bộ đội là bệnh binh vào Sài Gòn sinh sống đã mất cách đây hơn chục năm.
Ngoài này, cả gia đình người thân chỉ còn một mình bà cụ không chồng, không con sống đơn thân một mình trong căn nhà xập xệ tuềnh toàng cuối xóm.
Một mình bà cụ trong căn nhà ọp ẹp đã không chống đỡ nổi với gió bão
Căn nhà này, gọi tạm là nhà, chứ thuộc vào diện xập xệ, tồi tàn, cũ kĩ nhất cái xóm nghèo Lâm Sơn. Căn nhà 3 gian, lợp sơ sài bằng rơm rạ, tường trát tạm bằng vách đất nhộn nhạo rơm bùn, từ thời ông bà cụ thân sinh còn sống để lại.
Qua mấy mùa mưa bão, căn nhà đã xiêu vẹo, nứt ngang, nứt dọc không còn đủ sức chống đỡ khi cơn bão bất ngờ ập xuống.
Hay tin dữ, người dân xóm nghèo vô cùng xót xa cho số phận nghiệt ngã của bà cụ đơn thân xấu số.
“Thương bà cụ quá. Cả đời sống khổ, chết cũng khổ.”- Một người dân trong xóm thở dài thương xót.
Quanh năm, bà cụ chỉ biết bám víu vào mấy sào rau để bán kiếm tiền mưu sinh, ngoài ra có khoản trợ cấp gần 200 ngàn của trợ cấp cho hoàn cảnh khó khăn, đơn thân không nơi nương tựa của chính quyền.
Sáng hôm ấy, nhiều người trong xóm vẫn còn thấy bà đi bán rau. “Chiều bão về, bà cụ sang nhà tôi ngồi một lát nhưng được một lúc vì lo lắng bà cụ lại về nhà, bảo về để chống bão. Không may đêm bão ập về mạnh quá, bà cụ đã gặp nạn. Nếu ở lại thì đâu nên nông nỗi này” - anh Cơ, người hàng xóm thở dài kể lại.