Trước đó, một quan chức cao cấp của Trung Quốc tuyên bố trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh rằng: "Theo quy định của Luật nhãn hiệu hàng hoá, Proview là hãng đăng ký hợp pháp thương hiệu iPad". Còn các luật sư Apple vẫn khẳng định họ đã mua tên gọi này từ Proview từ năm 2009.
Tuy nhiên, "Quả táo" cũng đã nhiều lần xuống nước để giải quyết ổn thỏa bởi quốc gia đông dân nhất thế giới là thị trường đang giúp họ đạt tốc độ tăng trưởng cao. Apple đề nghị mức giá là 16 triệu USD để "mua lại thương hiệu lần nữa", nhưng số tiền mà phía Proview yêu cầu lên đến 400 triệu USD.
Proview đang trên bờ vực phá sản và đang bị các ngân hàng siết nợ nên họ muốn "vòi tiền" từ Apple. Mức 400 triệu USD dù sao cũng đã ít hơn rất nhiều so với con số 2 tỷ USD mà họ mạnh miệng tuyên bố khi dọa đệ đơn kiện Apple ngay tại Mỹ.
Công ty Proview đăng ký thương hiệu iPad từ năm 2001 và bán lại cho Apple với giá chỉ có 55.000 USD. Tuy nhiên, sau đó họ kiện "Quả táo" với lý do hợp đồng không nhắc đến việc hãng công nghệ Mỹ có quyền dùng từ "iPad" tại Trung Quốc.
Châu An
[h=3]Apple, Proview, bản quyền, iPad, tablet, máy tính bảng[/h]
|
Cuộc tranh chấp giữa Apple và Proview đang lên cao trào. Ảnh: ChinaDaily. |
Proview đang trên bờ vực phá sản và đang bị các ngân hàng siết nợ nên họ muốn "vòi tiền" từ Apple. Mức 400 triệu USD dù sao cũng đã ít hơn rất nhiều so với con số 2 tỷ USD mà họ mạnh miệng tuyên bố khi dọa đệ đơn kiện Apple ngay tại Mỹ.
Công ty Proview đăng ký thương hiệu iPad từ năm 2001 và bán lại cho Apple với giá chỉ có 55.000 USD. Tuy nhiên, sau đó họ kiện "Quả táo" với lý do hợp đồng không nhắc đến việc hãng công nghệ Mỹ có quyền dùng từ "iPad" tại Trung Quốc.
Châu An