Theo Kyodo, ngày 15/9, tại ít nhất 24 thành phố ở Trung Quốc, hơn 60.000 người dân nước này đã tuần hành phản đối việc Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Nhân Dân Nhật Báo mô tả làn sóng phẫn nộ trước việc Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đang không ngừng tăng lên mạnh mẽ ở Trung Quốc.
Theo một nguồn tin ngoại giao ở Bắc Kinh, đây là các cuộc tuần hành có quy mô và số địa điểm lớn nhất kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1972.
Đại sứ quán Nhật Bản ở Bắc Kinh đã bị hàng trăm người biểu tình Trung Quốc bao vây từ ngày 11/9. Số người này ngày càng tăng và đến chiều 15/9 đã tăng lên đến hàng ngàn người.
Người biểu tình Trung Quốc ném trứng và chai nước vào Đại sứ quán Nhật Bản ở thủ đô Bắc Kinh - Ảnh: AFP
Tuần hành biến thành bạo động
Một số cuộc tuần hành đã biến thành bạo lực khi những người biểu tình đụng độ với cảnh sát và phá hủy ôtô mang thương hiệu Nhật Bản. Trong cuộc tuần hành ở thủ đô Bắc Kinh, những người biểu tình đã đụng độ với cảnh sát vũ trang và phá vỡ rào chắn trước Đại sứ quán Nhật Bản.
Theo AFP, trong cuộc biểu tình trước Đại sứ quán Nhật ở Bắc Kinh, người biểu tình đã ném gạch đá, chai nhựa vào cổng sứ quán. Cảnh sát chống bạo động đã được điều tới để kiểm soát cuộc biểu tình có nguy cơ trở thành bạo lực. AFP ghi nhận cảnh sát được trang bị dùi cui để ngăn chặn người biểu tình.
Tuy chính quyền không công bố số người biểu tình, song theo ước tính của các hãng truyền thông Trung Quốc và quốc tế thì có khoảng 2.000 người đã tụ tập trước Đại sứ quán Nhật.
Trên Weibo, những hình ảnh biểu tình “chống Nhật” trên khắp Trung Quốc được đăng tải. Tại Thượng Hải, Trùng Khánh, Côn Minh, Nam Kinh, Tây An và một số thành phố khác, hàng loạt nhà hàng Nhật và người đi xe hơi do Nhật sản xuất đã bị tấn công. Cảnh sát Trung Quốc đã lập hàng rào quanh Lãnh sự quán Nhật tại Thượng Hải, song vẫn cho phép những người biểu tình tiếp cận khu vực ngoại giao này trong thời gian ngắn để tổ chức ký tên đòi chiến tranh với Nhật Bản và khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
“Với lòng đầy căm phẫn trước hành vi sai trái của Nhật Bản, người dân Trung Quốc trên khắp cả nước kiên quyết ủng hộ các biện pháp mạnh mẽ và yêu cầu của Chính phủ Trung Quốc đề ra để bảo vệ đảo Điếu Ngư” - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố. Ngoài ra theo Tân Hoa xã, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã yêu cầu chính quyền các vùng duyên hải chuẩn bị đội tàu để bảo vệ ngư dân và làm nhiệm vụ quản hạt trên biển.
Với tuyên bố này của Bộ Ngoại giao, Trung Quốc tuyên bố những ngày tới sẽ tiếp tục điều thêm tàu đến vùng biển Điếu Ngư/Senkaku. Thời Báo Hoàn Cầu ngày 14/9 cũng lớn tiếng tuyên bố “lùi bước không phải là chọn lựa của Trung Quốc” và thách thức “Trung Quốc sẽ không ngần ngại nếu Nhật Bản sử dụng quân đội”.
Cùng lúc, nhóm nhà hoạt động thuộc ủy ban bảo vệ Điếu Ngư tại Hong Kong đang lên kế hoạch đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku vào ngày 18/9. Chủ tịch ủy ban Trần Diệu Đức cho biết nhóm này sẽ mở đầu bằng cuộc biểu tình chống Nhật ở đặc khu Hong Kong vào hôm nay (16/9).
Nhật Bản không nhượng bộ
Do căng thẳng leo thang, Ngoại trưởng Nhật Bản Gemba Koichiro đã bỏ dở chuyến thăm Úc và trở về Tokyo sáng 15/9.
Tokyo vẫn giữ lập trường cứng rắn trước Trung Quốc. Phản ứng việc Trung Quốc đưa tàu đến Senkaku, ngày 14/9 Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda tuyên bố Tokyo sẽ áp dụng tất cả các biện pháp có thể nhằm đảm bảo an ninh lãnh thổ. Kyodo cho biết Chính phủ Nhật Bản đã thành lập một nhóm đặc biệt ở trung tâm giải quyết khủng hoảng tại văn phòng thủ tướng để giải quyết các vấn đề. Ông Noda đã ra lệnh cho các lực lượng phòng vệ Nhật Bản sẵn sàng cho tình huống khẩn cấp và ứng phó kịp thời.
Cùng lúc, Nhật Bản đã phát cảnh báo an toàn đến các công dân của mình hiện sinh sống ở Trung Quốc sau khi có ít nhất sáu người Nhật bị tấn công và bị thương nặng.
“Trung Quốc buộc phải có lập trường cứng rắn với Nhật Bản, trong bối cảnh người dân trong nước đang phẫn nộ với quyết định của Chính phủ Nhật Bản. Song nếu Trung Quốc phản ứng quá mạnh, nước này sẽ khích động thái quá các cuộc biểu tình chống Nhật. Đến lúc đó, các cuộc biểu tình này sẽ biến thành biểu tình chống chính phủ”- báo The Japan Times dẫn lời giám đốc Viện nghiên cứu toàn cầu Canon Miyake Kunihiko nhận định.
Theo một nguồn tin ngoại giao ở Bắc Kinh, đây là các cuộc tuần hành có quy mô và số địa điểm lớn nhất kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1972.
Đại sứ quán Nhật Bản ở Bắc Kinh đã bị hàng trăm người biểu tình Trung Quốc bao vây từ ngày 11/9. Số người này ngày càng tăng và đến chiều 15/9 đã tăng lên đến hàng ngàn người.
Người biểu tình Trung Quốc ném trứng và chai nước vào Đại sứ quán Nhật Bản ở thủ đô Bắc Kinh - Ảnh: AFP
Tuần hành biến thành bạo động
Một số cuộc tuần hành đã biến thành bạo lực khi những người biểu tình đụng độ với cảnh sát và phá hủy ôtô mang thương hiệu Nhật Bản. Trong cuộc tuần hành ở thủ đô Bắc Kinh, những người biểu tình đã đụng độ với cảnh sát vũ trang và phá vỡ rào chắn trước Đại sứ quán Nhật Bản.
Theo AFP, trong cuộc biểu tình trước Đại sứ quán Nhật ở Bắc Kinh, người biểu tình đã ném gạch đá, chai nhựa vào cổng sứ quán. Cảnh sát chống bạo động đã được điều tới để kiểm soát cuộc biểu tình có nguy cơ trở thành bạo lực. AFP ghi nhận cảnh sát được trang bị dùi cui để ngăn chặn người biểu tình.
Trung Quốc đã bắt đầu dự báo thời tiết ở quần đảo Điếu Ngư trên đài truyền hình quốc gia, đài phát thanh và Internet từ ngày 11/9. Hai cơ quan khí tượng và hải dương Trung Quốc cho biết dịch vụ này nhằm bảo vệ an toàn cho tàu thuyền của ngư dân và hải quân Trung Quốc trong khu vực. |
Trên Weibo, những hình ảnh biểu tình “chống Nhật” trên khắp Trung Quốc được đăng tải. Tại Thượng Hải, Trùng Khánh, Côn Minh, Nam Kinh, Tây An và một số thành phố khác, hàng loạt nhà hàng Nhật và người đi xe hơi do Nhật sản xuất đã bị tấn công. Cảnh sát Trung Quốc đã lập hàng rào quanh Lãnh sự quán Nhật tại Thượng Hải, song vẫn cho phép những người biểu tình tiếp cận khu vực ngoại giao này trong thời gian ngắn để tổ chức ký tên đòi chiến tranh với Nhật Bản và khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
“Với lòng đầy căm phẫn trước hành vi sai trái của Nhật Bản, người dân Trung Quốc trên khắp cả nước kiên quyết ủng hộ các biện pháp mạnh mẽ và yêu cầu của Chính phủ Trung Quốc đề ra để bảo vệ đảo Điếu Ngư” - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố. Ngoài ra theo Tân Hoa xã, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã yêu cầu chính quyền các vùng duyên hải chuẩn bị đội tàu để bảo vệ ngư dân và làm nhiệm vụ quản hạt trên biển.
Với tuyên bố này của Bộ Ngoại giao, Trung Quốc tuyên bố những ngày tới sẽ tiếp tục điều thêm tàu đến vùng biển Điếu Ngư/Senkaku. Thời Báo Hoàn Cầu ngày 14/9 cũng lớn tiếng tuyên bố “lùi bước không phải là chọn lựa của Trung Quốc” và thách thức “Trung Quốc sẽ không ngần ngại nếu Nhật Bản sử dụng quân đội”.
Cùng lúc, nhóm nhà hoạt động thuộc ủy ban bảo vệ Điếu Ngư tại Hong Kong đang lên kế hoạch đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku vào ngày 18/9. Chủ tịch ủy ban Trần Diệu Đức cho biết nhóm này sẽ mở đầu bằng cuộc biểu tình chống Nhật ở đặc khu Hong Kong vào hôm nay (16/9).
Nhật Bản không nhượng bộ
Do căng thẳng leo thang, Ngoại trưởng Nhật Bản Gemba Koichiro đã bỏ dở chuyến thăm Úc và trở về Tokyo sáng 15/9.
Tokyo vẫn giữ lập trường cứng rắn trước Trung Quốc. Phản ứng việc Trung Quốc đưa tàu đến Senkaku, ngày 14/9 Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda tuyên bố Tokyo sẽ áp dụng tất cả các biện pháp có thể nhằm đảm bảo an ninh lãnh thổ. Kyodo cho biết Chính phủ Nhật Bản đã thành lập một nhóm đặc biệt ở trung tâm giải quyết khủng hoảng tại văn phòng thủ tướng để giải quyết các vấn đề. Ông Noda đã ra lệnh cho các lực lượng phòng vệ Nhật Bản sẵn sàng cho tình huống khẩn cấp và ứng phó kịp thời.
Cùng lúc, Nhật Bản đã phát cảnh báo an toàn đến các công dân của mình hiện sinh sống ở Trung Quốc sau khi có ít nhất sáu người Nhật bị tấn công và bị thương nặng.
“Trung Quốc buộc phải có lập trường cứng rắn với Nhật Bản, trong bối cảnh người dân trong nước đang phẫn nộ với quyết định của Chính phủ Nhật Bản. Song nếu Trung Quốc phản ứng quá mạnh, nước này sẽ khích động thái quá các cuộc biểu tình chống Nhật. Đến lúc đó, các cuộc biểu tình này sẽ biến thành biểu tình chống chính phủ”- báo The Japan Times dẫn lời giám đốc Viện nghiên cứu toàn cầu Canon Miyake Kunihiko nhận định.