Ký ức già làng
Người sống thọ nhất ở xã Sơn Lộc hiện nay là cụ bà Phan Thị Từ (103 tuổi, ở xóm Chi Lệ) cho biết, khi cụ mới 9 - 10 tuổi đi chăn trâu đã thấy 4 cây lậy cầy (còn gọi là cây kơ nia) đó rồi. Chúng đã cao, lớn mấy đứa ôm không xuể.
"Hồi đó chưa có trường học, cả khu vực đó đang bỏ hoang. Bọn tui chăn trâu, đi củi đứng từ đồi cao nhìn về làng chỉ thấy có cây lậy cầy là cao nhất" - cụ Từ nhớ lại.
Thầy Hiệu trường cùng một số học sinh dưới gốc 1 cây di sản trong sân trường
Cũng theo cụ Từ, trái của cây đó có thể ăn được. Nó có vị beo béo. Vì thế, qua nhiều thế hệ, trẻ con vẫn hay trèo lên hái quả. Đã có một số bị ngã gãy tay, gãy chân. Và cũng đã có trường hợp bị chết.
Việc mới đây, 4 cây trong khuôn viên trường Tiểu học Sơn Lộc được công nhận là cây di sản, có tên phổ thông là cây Kơ Nia khiến cụ Từ rất ngỡ ngàng.
"Cứ tưởng nó là cây bình thường, giờ nghe nói là cây di sản. Cũng không biết sao lại được cho là cây di sản nữa. Chắc nó phải quý lắm" - cụ Từ tâm sự.
Bằng công nhân cây di sản
Hiệu trưởng trường Tiểu học Sơn Lộc, thầy Nguyễn Quốc Hiệp cho biết, 4 cây kơ nia này có đặc điểm rụng lá vào mùa thu, rụng quả vào mùa hè.
Mỗi cẫy có hàng vạn quả, nhưng không hiểu vì sao hạt của nó rất hiếm khi nảy mầm lên cây con.
Theo đặc điểm địa lý, thì cây kơ nia mọc nhiều ở Tây Nguyên nên việc xuất hiện 4 cây ở Hà Tĩnh là khá đặc biệt, khó lý giải.
“Mừng mà lo”
Theo ông Hiệp, cuối tháng 4/2012, nhà trường cùng với một cựu học sinh tên là Nguyễn Anh Sơn đã tiến hành đo đạc kích thước của cây rồi gửi mẫu phẩm, thông số ra cho Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam ở Hà Nội.
Tán cây di sản rất rộng, có thể tỏa bóng mát cả một vùng lớn, học sinh thỏa sức vui chơi
Kích thước của 4 cây lậy cầy do ông Hiệp cung cấp, đo ở độ cao 1,3m so với mặt đất, cây lớn nhất có đường kính 1,75m, cao 30m. Cây nhỏ nhất đường kính 0,75m, cao 20m.
Sau khi gửi mẫu phẩm và chờ đợi, ngày 24/8/2012, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã có quyết định số 345 công nhận 4 cây này là cây di sản.
"Dịp khai giảng vừa rồi, nhà trường định kết hợp tổ chức lễ công bố cây di sản luôn. Nhưng do chưa có kinh phí nên chưa thể tiến hành được" - ông Hiệp nói.
Cũng theo ông Hiệp, hiện nay, nhà trường rất muốn đặt một tấm bia đá để ghi thông tin về cây di sản.
Cây lậy cầy mọc ở phía sau dãy lớp học
Đồng thời, in bộ tài liệu về cây di sản để tuyên truyền bảo vệ, gìn giữ và làm một buổi lễ công bố cây di sản. Tuy nhiên, chưa có kinh phí.
"Việc trong khuôn viên trường có 4 cây di sản khiến chúng tôi rất vui mừng, tự hào vì đây là lần đầu tiên ở Hà Tĩnh được công nhận cây di sản. Tuy nhiên, nhà trường cũng đang băn khoăn về công tác bảo tồn, chăm sóc. Nguồn kinh phí đó sẽ lấy từ đâu?" - ông Hiệp chia sẻ.
Người sống thọ nhất ở xã Sơn Lộc hiện nay là cụ bà Phan Thị Từ (103 tuổi, ở xóm Chi Lệ) cho biết, khi cụ mới 9 - 10 tuổi đi chăn trâu đã thấy 4 cây lậy cầy (còn gọi là cây kơ nia) đó rồi. Chúng đã cao, lớn mấy đứa ôm không xuể.
"Hồi đó chưa có trường học, cả khu vực đó đang bỏ hoang. Bọn tui chăn trâu, đi củi đứng từ đồi cao nhìn về làng chỉ thấy có cây lậy cầy là cao nhất" - cụ Từ nhớ lại.
Thầy Hiệu trường cùng một số học sinh dưới gốc 1 cây di sản trong sân trường
Cũng theo cụ Từ, trái của cây đó có thể ăn được. Nó có vị beo béo. Vì thế, qua nhiều thế hệ, trẻ con vẫn hay trèo lên hái quả. Đã có một số bị ngã gãy tay, gãy chân. Và cũng đã có trường hợp bị chết.
Việc mới đây, 4 cây trong khuôn viên trường Tiểu học Sơn Lộc được công nhận là cây di sản, có tên phổ thông là cây Kơ Nia khiến cụ Từ rất ngỡ ngàng.
"Cứ tưởng nó là cây bình thường, giờ nghe nói là cây di sản. Cũng không biết sao lại được cho là cây di sản nữa. Chắc nó phải quý lắm" - cụ Từ tâm sự.
Bằng công nhân cây di sản
Hiệu trưởng trường Tiểu học Sơn Lộc, thầy Nguyễn Quốc Hiệp cho biết, 4 cây kơ nia này có đặc điểm rụng lá vào mùa thu, rụng quả vào mùa hè.
Mỗi cẫy có hàng vạn quả, nhưng không hiểu vì sao hạt của nó rất hiếm khi nảy mầm lên cây con.
Theo đặc điểm địa lý, thì cây kơ nia mọc nhiều ở Tây Nguyên nên việc xuất hiện 4 cây ở Hà Tĩnh là khá đặc biệt, khó lý giải.
“Mừng mà lo”
Theo ông Hiệp, cuối tháng 4/2012, nhà trường cùng với một cựu học sinh tên là Nguyễn Anh Sơn đã tiến hành đo đạc kích thước của cây rồi gửi mẫu phẩm, thông số ra cho Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam ở Hà Nội.
Tán cây di sản rất rộng, có thể tỏa bóng mát cả một vùng lớn, học sinh thỏa sức vui chơi
Kích thước của 4 cây lậy cầy do ông Hiệp cung cấp, đo ở độ cao 1,3m so với mặt đất, cây lớn nhất có đường kính 1,75m, cao 30m. Cây nhỏ nhất đường kính 0,75m, cao 20m.
Sau khi gửi mẫu phẩm và chờ đợi, ngày 24/8/2012, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã có quyết định số 345 công nhận 4 cây này là cây di sản.
"Dịp khai giảng vừa rồi, nhà trường định kết hợp tổ chức lễ công bố cây di sản luôn. Nhưng do chưa có kinh phí nên chưa thể tiến hành được" - ông Hiệp nói.
Cũng theo ông Hiệp, hiện nay, nhà trường rất muốn đặt một tấm bia đá để ghi thông tin về cây di sản.
Cây lậy cầy mọc ở phía sau dãy lớp học
Đồng thời, in bộ tài liệu về cây di sản để tuyên truyền bảo vệ, gìn giữ và làm một buổi lễ công bố cây di sản. Tuy nhiên, chưa có kinh phí.
"Việc trong khuôn viên trường có 4 cây di sản khiến chúng tôi rất vui mừng, tự hào vì đây là lần đầu tiên ở Hà Tĩnh được công nhận cây di sản. Tuy nhiên, nhà trường cũng đang băn khoăn về công tác bảo tồn, chăm sóc. Nguồn kinh phí đó sẽ lấy từ đâu?" - ông Hiệp chia sẻ.