Đã 3 năm nay, cô bé Ngân Thị Đòa (11 tuổi - lớp 5), ở bản Chiềng, xã Trung Lý (Mường Lát, Thanh Hóa), được bố mẹ cho đi “ở riêng” để tự lập, theo cái chữ và chăm hai đứa em gái (một lớp 3, em út học mẫu giáo), cạnh trường Tiểu học Trung Lý 2.
Nhà Đòa quá nghèo, ở cách điểm trường 5 cây số đường rừng, bố mẹ không thể đưa chị em Đòa đến lớp hàng ngày được. Chiều ý con, bố về bản Cò Cài dựng một căn lều (9m2) cho 3 chị em Đòa theo học.
Mỗi tháng, bố mẹ cho 3 chị em khoảng 30.000 đồng để chi tiêu, gạo ăn do Đòa xuyên rừng cõng theo hàng tuần. Một ngày với Đòa bắt đầu từ lúc gà gáy để hông xôi cho ba chị em, kết thúc lúc gần nửa đêm, sau giờ học tranh thủ khi đã cho các em ngủ.
Nhọc nhằn là vậy, nhưng từ khi ra “ở riêng” đến giờ, cô bé người Thái, Ngân Thị Đòa luôn đứng ở vị trí nhất, nhì của lớp.
Hông xôi cho bữa chiều.
Rau rừng, ngon, không mất tiền là thức ăn chính của chị em Đòa.
Củi, cũng như rau ở trên rừng, liêu xiêu theo Đòa về lán.
Giờ học ở lớp.
Giờ học ở nhà của Đòa khi đêm khuya, các em đã ngủ.
Chặng đường “lều chõng” của chị em Đòa không chỉ có thiếu thốn, nhọc nhằn, mà còn có không ít nước mắt.
Nhà Đòa quá nghèo, ở cách điểm trường 5 cây số đường rừng, bố mẹ không thể đưa chị em Đòa đến lớp hàng ngày được. Chiều ý con, bố về bản Cò Cài dựng một căn lều (9m2) cho 3 chị em Đòa theo học.
Mỗi tháng, bố mẹ cho 3 chị em khoảng 30.000 đồng để chi tiêu, gạo ăn do Đòa xuyên rừng cõng theo hàng tuần. Một ngày với Đòa bắt đầu từ lúc gà gáy để hông xôi cho ba chị em, kết thúc lúc gần nửa đêm, sau giờ học tranh thủ khi đã cho các em ngủ.
Nhọc nhằn là vậy, nhưng từ khi ra “ở riêng” đến giờ, cô bé người Thái, Ngân Thị Đòa luôn đứng ở vị trí nhất, nhì của lớp.
Hông xôi cho bữa chiều.
Rau rừng, ngon, không mất tiền là thức ăn chính của chị em Đòa.
Củi, cũng như rau ở trên rừng, liêu xiêu theo Đòa về lán.
Giờ học ở lớp.
Giờ học ở nhà của Đòa khi đêm khuya, các em đã ngủ.
Chặng đường “lều chõng” của chị em Đòa không chỉ có thiếu thốn, nhọc nhằn, mà còn có không ít nước mắt.