thetvbytesoft
Member
Thế kỷ 21, không ngoa khi nói rằng công nghệ Blockchain đang khuấy đảo chuỗi cung ứng toàn cầu. Thông minh hơn, nhanh nhạy hơn, chính xác hơn, Blockchain ngày càng được nhiều công ty ứng dụng và phát triển thành công.
Xem thêm: Ứng dụng Blockchain là gì
Đã có quá nhiều cuộc khủng hoảng xảy ra với nguyên nhân từ các chuỗi cung ứng phức tạp, thiếu rõ ràng qua nhiều nhà cung cấp khác nhau, khiến các thương hiệu thực phẩm bị ảnh hưởng nặng nề, về cả uy tín lẫn doanh thu trong suốt vài năm trời. Ngày nay, một số công ty startups và tập đoàn đang dần khám phá ra giải pháp cho vấn đề này: Bằng cách sử dụng blockchain để truyền thông tin và ghi nhận các hoạt động nhằm kiểm soát được dòng chảy sản phẩm và dịch vụ giữa các đối tác, thậm chí giữa các nước với nhau. Vậy Blockchain có thể giúp gì cho chuỗi cung ứng ?
Xem thêm: Công nghệ Blockchain 1.0
Hệ thống theo dõi dữ liệu không lỗi
Công nghệ Blockchain không cần máy quét hoặc bất cứ thiết bị nào tương tự để xác thực thông tin, nó có thể tự động lưu lại dữ liệu mọi thể loại về sản phẩm. Không còn phải lo lưu trữ tài liệu giấy, không còn cần những báo cáo thủ công. Blockchain lưu lại mọi sự tương tác dù là nhỏ nhất trong suốt chiều đi của sản phẩm. Dữ liệu không hề bị ảnh hưởng, dù có vấn đề gì xảy ra với hệ thống. Bây giờ, bạn có thể cắt bỏ những chi phí lưu trữ hành chính khổng lồ mà vẫn đảm bảo tính xác thực cao của dữ liệu, từ đó quản lý và dự đoán rủi ro tốt hơn.
Xem thêm: Công nghệ Blockchain 3.0
Hệ thống dữ liệu tin cậy, an toàn, minh bạch
Với blockchain, dữ liệu một khi đã được xác thực và lưu lại sẽ không thể thay đổi hay đánh cắp. Điều này có được nhờ các kết nối thông minh với một số điều kiện mã hoá được yêu cầu để xác nhận tính hợp lệ và cho phép hoàn tất giao dịch. Bạn sẽ thấy rằng blockchain có thể ngăn chặn những tiêu cực thường thấy trong cơ sở dữ liệu truyền thống, ví dụ như việc khai khống dữ liệu vì mục đích cá nhân. Ngoài ra, với yêu cầu xác thực duy nhất để tương tác với blockchain, những lỗ hổng bảo mật đã được giảm đến mức tối thiểu.
Với quyền truy cập rộng mở cho cả mạng lưới, các thành viên giờ đây có quyền bình đẳng chia sẻ dữ liệu. Điều này giúp tăng sự tin tưởng giữa các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng và từ đó, tạo nên sự hợp tác chặt chẽ hơn trong cả hệ thống. Không chỉ thế, doanh nghiệp có thể lấy được sự tin tưởng nhiều hơn từ khách hàng bằng cách show ra tiến trình sản xuất sản phẩm, từ đó tăng lợi thế cạnh tranh.
Tăng năng suất, tìm lỗi nhanh chóng
Khi lòng tin và sự minh bạch đã được hình thành, tất cả những tương tác liên quan đến sản phẩm đều trở nên nhanh chóng và thông suốt hơn, từ đó tăng năng suất và sản lượng giao dịch.
Lợi ích của blockchain không chỉ dừng lại ở đó. Khi các giao dịch được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu có phân cấp và theo thứ tự thời gian, việc theo dõi lỗi trở nên thật đơn giản. Nó cũng giúp các nhà quản lý chuỗi cung ứng phản ứng kịp thời với các sự cố xảy ra trong chuỗi.
Blockchain chính là con đường giúp quản lý chuỗi cung ứng tốt hơn. Càng nhiều thông tin dữ liệu đáng tin cậy được chia sẻ minh bạch càng khuyến khích lòng tin của các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng, tạo tính hiệu quả vững bền. Với những tiềm năng phá vỡ mọi giới hạn hợp tác của toàn cầu, thêm một lần khẳng định, Blockchain sẽ là xương sống cho nền kinh tế tương lai.
Xem thêm: Ứng dụng Blockchain là gì
Đã có quá nhiều cuộc khủng hoảng xảy ra với nguyên nhân từ các chuỗi cung ứng phức tạp, thiếu rõ ràng qua nhiều nhà cung cấp khác nhau, khiến các thương hiệu thực phẩm bị ảnh hưởng nặng nề, về cả uy tín lẫn doanh thu trong suốt vài năm trời. Ngày nay, một số công ty startups và tập đoàn đang dần khám phá ra giải pháp cho vấn đề này: Bằng cách sử dụng blockchain để truyền thông tin và ghi nhận các hoạt động nhằm kiểm soát được dòng chảy sản phẩm và dịch vụ giữa các đối tác, thậm chí giữa các nước với nhau. Vậy Blockchain có thể giúp gì cho chuỗi cung ứng ?
Xem thêm: Công nghệ Blockchain 1.0
Hệ thống theo dõi dữ liệu không lỗi
Công nghệ Blockchain không cần máy quét hoặc bất cứ thiết bị nào tương tự để xác thực thông tin, nó có thể tự động lưu lại dữ liệu mọi thể loại về sản phẩm. Không còn phải lo lưu trữ tài liệu giấy, không còn cần những báo cáo thủ công. Blockchain lưu lại mọi sự tương tác dù là nhỏ nhất trong suốt chiều đi của sản phẩm. Dữ liệu không hề bị ảnh hưởng, dù có vấn đề gì xảy ra với hệ thống. Bây giờ, bạn có thể cắt bỏ những chi phí lưu trữ hành chính khổng lồ mà vẫn đảm bảo tính xác thực cao của dữ liệu, từ đó quản lý và dự đoán rủi ro tốt hơn.
Xem thêm: Công nghệ Blockchain 3.0
Hệ thống dữ liệu tin cậy, an toàn, minh bạch
Với blockchain, dữ liệu một khi đã được xác thực và lưu lại sẽ không thể thay đổi hay đánh cắp. Điều này có được nhờ các kết nối thông minh với một số điều kiện mã hoá được yêu cầu để xác nhận tính hợp lệ và cho phép hoàn tất giao dịch. Bạn sẽ thấy rằng blockchain có thể ngăn chặn những tiêu cực thường thấy trong cơ sở dữ liệu truyền thống, ví dụ như việc khai khống dữ liệu vì mục đích cá nhân. Ngoài ra, với yêu cầu xác thực duy nhất để tương tác với blockchain, những lỗ hổng bảo mật đã được giảm đến mức tối thiểu.
Với quyền truy cập rộng mở cho cả mạng lưới, các thành viên giờ đây có quyền bình đẳng chia sẻ dữ liệu. Điều này giúp tăng sự tin tưởng giữa các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng và từ đó, tạo nên sự hợp tác chặt chẽ hơn trong cả hệ thống. Không chỉ thế, doanh nghiệp có thể lấy được sự tin tưởng nhiều hơn từ khách hàng bằng cách show ra tiến trình sản xuất sản phẩm, từ đó tăng lợi thế cạnh tranh.
Tăng năng suất, tìm lỗi nhanh chóng
Khi lòng tin và sự minh bạch đã được hình thành, tất cả những tương tác liên quan đến sản phẩm đều trở nên nhanh chóng và thông suốt hơn, từ đó tăng năng suất và sản lượng giao dịch.
Lợi ích của blockchain không chỉ dừng lại ở đó. Khi các giao dịch được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu có phân cấp và theo thứ tự thời gian, việc theo dõi lỗi trở nên thật đơn giản. Nó cũng giúp các nhà quản lý chuỗi cung ứng phản ứng kịp thời với các sự cố xảy ra trong chuỗi.
Blockchain chính là con đường giúp quản lý chuỗi cung ứng tốt hơn. Càng nhiều thông tin dữ liệu đáng tin cậy được chia sẻ minh bạch càng khuyến khích lòng tin của các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng, tạo tính hiệu quả vững bền. Với những tiềm năng phá vỡ mọi giới hạn hợp tác của toàn cầu, thêm một lần khẳng định, Blockchain sẽ là xương sống cho nền kinh tế tương lai.