• Downloading from our site will require you to have a paid membership. Upgrade to a Premium Membership from 10$ a month today!

    Dont forget read our Rules! Also anyone caught Sharing this content will be banned. By using this site you are agreeing to our rules so read them. Saying I did not know is simply not an excuse! You have been warned.

10 phát minh quân sự thảm bại trong lịch sử

Siêu Nhân Leech

New Member
Moderator
10. Xe tăng xoắn
1344680838-phat-minh-quan-su-1.jpg

Loại xe tăng này do Nga sáng chế và nhằm mục đích vượt qua các địa hình hiểm trở và lởm chởm đá. Thiết bị này có thể di chuyển qua các bề mặt như băng và tuyết. Tuy nhiên, loại xe tăng này lại không thể di chuyển trên địa hình bằng phẳng. Tốc độ di chuyển quá chậm vì xe nặng, không có hệ thống giảm xóc, và thiếu thiết bị lái an toàn.
9. Xe tăng một bánh
1344680838-phat-minh-quan-su-2.jpg

Xe tăng một bánh là một phát minh của người Đức. Mục đích của loại vũ khí này là giúp người lái có thể sử dụng súng máy khi ngồi trong một không gian được bọc thép. Tuy nhiên, phát minh này chưa bao giờ chế tạo ra một phiên bản mẫu nào. Trên thực tế, phát minh này chẳng thể nào phát huy tác dụng cho bất kỳ thành viên nào trong quân đội, mặc dù hệ thống giữ thăng bằng và bánh lái rất vững chắc. Thiết bị lái cũng có vấn đề.
8. Xe môtô gắn súng máy
1344680838-phat-minh-quan-su-3.jpg

Loại xe này được Pháp sử dụng trong cuộc chiến tại Việt Nam. Thiết bị này được sử dụng khi quân đội Pháp thiếu tiền để đưa ra một thiết bị tinh xảo hơn. Xe môtô được trang bị một khẩu súng máy 75mm và chủ yếu hoạt động trong những năm 1950. Tuy nhiên, 'phát minh' này không tồn tại được lâu.
7. Máy bay Focke-Wulf Triebfluegel
1344680838-phat-minh-quan-su-4.jpg

Trong suốt chiến tranh Thế giới II, người Đức đã có thể tạo ra một loại trực thăng hoạt động được. Mặc dù máy bay này có thể bay lên khỏi mặt đất, di chuyển tới điểm B từ một điểm A, và hạ cánh được, nhưng quân Đức khi đó có vẻ như có tham vọng hơn thế. Họ đã đặt quá nhiều chi tiết vào sáng chế này, và bắt đầu sử dụng động cơ phản lực. Focke-Wulf Triebfluegel nhanh chóng trở thành vô dụng khi mà nó bị chất quá nhiều hỏa tiễn ở các bên cánh quạt.
6. Súng Puckle
1344680838-phat-minh-quan-su-5.jpg

Súng Puckle do James Puckle chế tạo, ông là một nhà văn và luật sư ở London. Ông đã sáng tạo ra thứ gọi là 'súng bảo vệ' mà sau này mọi người lấy tên của ông đặt cho loại súng này. Nhưng dù có tên gọi là gì thì loại súng này cũng chẳng bao giờ hoạt động được.
5. Máy di chuyển theo điều khiển
1344680838-phat-minh-quan-su-6.jpg

Đây là loại máy trông có vẻ như có thể được tìm thấy trong các bộ phim giả tưởng khoa học. Đây là một loại robot bốn chân được thử ngiệm vào năm 1968. Cỗ máy này đáng ra cho phép bộ binh mang teo vũ khí qua các khu vực hiểm trở. Robot do người điều khiển bằng cách sử dụng chân và các cử động. Nhưng robot này chưa bao giờ được đưa vào chế tạo. Nguyên mẫu của nó vẫn còn trong Bảo tàng Vận tải của Quân đội Mỹ.
4. Xe tăng Tsar của Nga
1344680838-phat-minh-quan-su-7.jpg

Vì một số lý do mà người Nga tin rằng loại xe tăng này an toàn và có thể phòng thủ trong chiến tranh. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy loại xe tăng này từng được sử dụng trong một cuộc chiến. Có vẻ như Tsar chỉ được đặt trong giai đoạn thử nghiệm. Các bánh xe cỡ lớn nhằm giúp xe vượt qua các chướng ngại vật lớn. Tuy nhiên, do không tính toán chính xác về trọng lượng, bánh xe hậu lại có xu hướng bị kẹt trong các vùng đất yếu, các khe rãnh và bánh trước đôi lúc không thể kéo cả xe ra khỏi đống lầy.
3. Tàu sân bay Charles de Gaulle
1344680838-phat-minh-quan-su-8.jpg

Tàu sân bay Charles de Gaulle gần như là phát minh mới nhất trong danh sách này. Đáng ra con tàu sử dụng các công nghệ mới và được cải tiến, nhưng nó chỉ cho thấy điều ngược lại. Tàu được xây dựng năm 1986 và nặng chừng 40.000 tấn, chi phí vào khoảng trên 4 tỉ USD.
Đây là hàng không mẫu hạm thứ 10 của Pháp và là tàu trên biển được trang bị hạt nhân đầu tiên. Đây cũng là tàu sân bay đầu tiên và duy nhất có năng lượng hạt nhân được xây dựng bên ngoài nước Mỹ. Nhưng, tàu sân bay này lại chạy chậm hơn rất nhiều so với các loại mà đáng ra nó phải thay thế vốn chạy bằng hơi nước. Chân vịt chạy không ổn và công ty sản xuất ra tàu này đã ngừng hoạt động. Động cơ và lò phản ứng xây dựng không tốt và lắp đặt không chính xác đã dẫ tới rò rỉ phóng xạ. Boong tàu thiết kế sai và không thể sử dụng làm nơi để bảo vệ tàu.
2. Thắt lưng hỏa tiễn
1344680838-phat-minh-quan-su-9.jpg

Thắt lưng hỏa tiễn được sử dụng để cho phép binh sĩ di chuyển an toàn qua một khoảng cách rất ngắn. Đáng ra nó có thể coi là một bước tiến. Thắt lưng này được tạo ra trong những năm 1960 và có vẻ rất hứa hẹn. Trong suốt tháng 10/1961, loại vũ khí này được trình diễn cho Tổng thống John F. Kennedy xem. Tuy nhiên, tới giữa những năm 1960 thì quân đội không còn hào hứng với loại vũ khí này nữa. Vì tầm hoạt động của nó quá ngắn nên quân đội thấy rằng nó không khả dụng. Thời gian bay tối đa của hỏa tiễn là 21 giây, với khoảng cách xa nhất là 120m.
1. Tàu sân bay trên không USS Macon/USS Akron
1344680838-phat-minh-quan-su-10.jpg

Tàu sân bay trên không lần đầu tiên được người Đức đề cập đến vào đầu những năm 1930. Kỹ sư Karl Arnstein sinh tại Praha là người đã xây dựng nên chiếc tàu sân bay này và có chuyến bay đầu tiên vào tháng 4/1933. Chiếc tàu đầu tiên được gọi là USS Macon và sau đó là tàu USS Akron cũng được xây dựng. Ban đầu, trông chúng giống như khinh khí cầu chứ không giống như các tàu sân bay hiện nay. USS Macon có thể mang năm chiếc máy bay F9C "Chiim cắt". Năm 1934, do bay quá cao ở khu vực Arizona, USS Macon đã bị đâm vào ngày 12/2/1935 trong một trận bão.

p-89EKCgBk8MZdE.gif
 

Facebook Comments

Similar threads

New posts New threads New resources

Back
Top